[tintuc]
Trong khoang phà còn có khu phòng VIP với hai dãy, mỗi dãy 9 ghế. Phía sau ghế được lắp thêm màn hình cho khách giải trí.
Ở tầng một có quầy bar phục vụ nước uống, thức ăn cho hành khách.
Khu vực buồng lái phà thông thoáng. Theo thiết kế, phà chạy mất 30 phút cho quãng đường khoảng 15 km từ huyện Cần Giờ đến TP Vũng Tàu và ngược lại.
Sơ đồ bố trí cứu sinh thoát nạn được dán chi tiết ở các lối thoát hiểm trong khoang phà.
Mỗi chuyến phà từ huyện Cần Giờ đi Vũng Tàu chỉ mất nửa tiếng thay vì hơn 3 tiếng đi đường bộ như trước.
Sáng 4/1, phà biển Cần Giờ - Vũng Tàu hoạt động sau hơn một năm triển khai và thi công. Đây là tuyến phà biển đầu tiên tại TP HCM do doanh nghiệp đầu tư, xuất phát từ bến Tắc Suất (thị trấn Cần Thạnh) đến TP Vũng Tàu. Hiện, hệ thống bến bãi ở hai đầu tuyến, nhà chờ, bãi giữ xe... đã hoàn thành.
Tại bến Tắc Suất, chiếc phà đã neo sẵn, chờ xuất bến lần đầu. Phà chạy trên tuyến được thiết kế hai thân, dài 45 m, rộng 10 m, tốc độ tối đa 24 hải lý (hơn 43 km) mỗi giờ.
Phà có thiết kế đơn giản với tông màu trắng, xanh chủ đạo. Khoang hành khách của phà được thiết kế hai tầng. Giá vé mỗi lượt khách là 70.000 đồng.
Bên trong hai tầng của khoang phà khá rộng rãi, được lắp máy lạnh, hệ thống báo cháy... đầy đủ. Khoang với 330 chỗ nhưng chở tối đa 190 người. Chuyến phà đầu tiên có gần 100 khách tham gia trải nghiệm.
Ông Đoàn Ngọc Tuấn (ngoài cùng) chân bị đau phải chống gậy nhưng vẫn lên phà trải nghiệm, ngồi hàn huyên với bạn đi cùng.
"Tôi sinh ra và lớn lên ở Cần Giờ, nhớ hồi trước muốn đi Vũng Tàu đều phải đi xe máy mất cả buổi sáng, rất mệt mỏi. Giờ có phà rồi tôi rất vui vì bà con được đi lại thuận tiện", ông lão 87 tuổi nói.
Trên mỗi dãy ghế đều có ngăn để hành lý cho khách.Trong khoang phà còn có khu phòng VIP với hai dãy, mỗi dãy 9 ghế. Phía sau ghế được lắp thêm màn hình cho khách giải trí.
Ở tầng một có quầy bar phục vụ nước uống, thức ăn cho hành khách.
Khu vực buồng lái phà thông thoáng. Theo thiết kế, phà chạy mất 30 phút cho quãng đường khoảng 15 km từ huyện Cần Giờ đến TP Vũng Tàu và ngược lại.
Sơ đồ bố trí cứu sinh thoát nạn được dán chi tiết ở các lối thoát hiểm trong khoang phà.
Đuôi phà chứa được khoảng 50 xe máy và 10 ôtô. Phí chở xe máy và xe đạp 50.000 đồng mỗi xe. Ôtô từ 4 chỗ đến 26 chỗ trở lên có giá từ 350.000 đến 800.000 đồng mỗi chiếc. Với xe tải, giá vé áp dụng thấp nhất cho loại dưới 3 tấn là 400.000 đồng, cao nhất một triệu đồng cho xe từ 8 tấn trở lên. Phà không vận chuyển xe container.
Tuyến phà đã giảm thời gian từ Cần Giờ đi Vũng Tàu từ 3 giờ 30 phút bằng đường bộ chỉ còn nửa tiếng. Ngoài đáp ứng nhu cầu cho người dân, phà còn giảm áp lực cho đường bộ, nhất là cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây và quốc lộ 51 (Đồng Nai).
Tuyến vận tải cũng rút ngắn thời gian từ Long An, Tiền Giang đến Vũng Tàu so với đi đường bộ. Người dân hai tỉnh này có thể đi từ huyện Cần Giuộc (Long An) qua phà Cần Giờ - Cần Giuộc, đi tiếp khoảng 40 km đến bến Tắc Suất. Tổng thời gian khoảng 2 giờ 30 phút.
Hai phà neo đậu tại bến thuộc TP Vũng Tàu. Tuyến vận tải này hiện có hai phà hoạt động với 24 chuyến mỗi ngày, mỗi chuyến cách nhau 60 phút.
Ngoài phà biển này, TP HCM hiện có hơn 30 bến phà, đò (bến khách ngang sông) chạy trên các sông Sài Gòn, Đồng Nai... Trong đó, hai bến phà lớn nhất là Cát Lái (nối TP Thủ Đức với huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai), Bình Khánh (nối huyện Cần Giờ với Nhà Bè).
Theo nguồn tin: Báo Vnexpress.net[/tintuc]